Những bước chuẩn bị cho trẻ đi mẫu giáo theo phương pháp Montessori

Thứ bảy - 12/10/2019 16:36
Khi con nói sai, nói ngọng, phụ huynh không nên bắt lỗi mà nhắc lại từ đấy tự nhiên trong câu trả lời để trẻ nghe và tự điều chỉnh.Montessori là phương pháp giáo dục được đúc kết dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của tiến sĩ người Itlay Maria Montessori nhằm giúp trẻ phát triển theo khả năng riêng. 7 bước dưới đây sẽ tạo môi trường học tập tại nhà và chuyển đổi dễ dàng cho bé trước khi bắt đầu đi học mẫu giáo.
Những bước chuẩn bị cho trẻ đi mẫu giáo theo phương pháp Montessori
1. Học các kỹ năng cơ bản

Các nhà giáo dục Montessori khuyến khích trẻ học kỹ năng phát triển cơ thể trước khi đi mẫu giáo như: nói, đi bộ, đi xe đạp, bơi lội... Thời điểm học có thể ngay từ khi trẻ mới sinh ra hoặc mới biết đi. Dù chưa thể nhận thức rõ ràng, việc lặp lại các kỹ năng nhỏ sẽ tạo thói quen cho trẻ. 

Bạn có thể quan sát lúc trẻ chơi để tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc và xây dựng các kỹ năng, phát triển sở thích. Ví dụ, khi trẻ tập đi, hãy đặt món đồ chúng thường hay chơi ở phía trước để dẫn dắt trẻ.

2. Cho trẻ ít đồ chơi

Khi có ít đồ chơi, thường là dưới 8 món, trẻ sẽ lựa chọn những gì chúng thực sự thích mà không bị choáng ngợp. Bạn nên chọn đồ chơi có mục đích rõ ràng, tham gia chơi cùng và yêu cầu con trân trọng món đồ, từ đó xây dựng thái độ kiên trì, tính hòa đồng, gắn kết ở trẻ.

Các nhà giáo dục Montessori cho rằng những món đồ chơi cần tư duy, lắp ghép sẽ giúp trẻ học được nhiều điều hơn những đồ hào nhoáng nhưng chỉ để giải trí. Đồ chơi yêu cầu trẻ em phải vận động cơ thể và tư duy như lắp ghép, nấu ăn... sẽ giúp chúng hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề, trải nghiệm xã hội và khám phá nhiều hơn.

3. Luyện tập kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm là thiết yếu trong sự phát triển của con người và trẻ hoàn toàn có thể học từ nhỏ. Các kỹ năng mềm như tự tin, độc lập... sẽ giúp trẻ trải nghiệm việc đi học mẫu giáo thuận lợi, dễ dàng hơn. Điều quan trọng khi xây dựng kỹ năng mềm là bạn cần kiên nhẫn, tạo không gian thoải mái để trẻ thích học tập.

4. Tự ăn uống

Phụ huynh nên để trẻ tự ăn uống trước khi đi học. Khi trẻ ăn, bạn hãy loại bỏ những vật dụng làm mất tập trung như TV, điện thoại... và tạo môi trường thoải mái, thư thái. Ví dụ, bạn không nên cáu giận, quát mắng con khi ăn. Điều này sẽ giúp chúng hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.



Dạy trẻ cách ăn uống lành mạnh. Ảnh: healthyfamiliesbc

Khi trẻ lớn hơn, hãy dạy chúng cách cầm dụng cụ, tiết tấu nhai thức ăn. Công việc này giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động như phối hợp tay và mắt, có thói quen ăn uống lành mạnh. Đặc biệt, chúng có thể tự giải quyết bữa ăn tại trường mà không cần người xúc và có ý thức tự giác hơn.

Hãy cho trẻ tập luyện nhiều lần ngay cả khi chúng bày bừa vì đây là cơ hội để trẻ trải nghiệm hậu quả tự nhiên, rút kinh nghiệm và phát triển. Ngoài ra, bạn có thể cho trẻ tham gia vào quá trình chuẩn bị bữa ăn như xếp bát đũa, rót nước, dọn dẹp sau khi ăn và đừng quên nhắc chúng rửa tay trước ăn.

5. Dạy trẻ ngôn ngữ

Đọc, hát và trò chuyện là cách thức lý tưởng để trẻ học ngôn ngữ. Ngay khi còn nhỏ, cha mẹ nên cho trẻ tiếp xúc với ngôn ngữ càng nhiều càng tốt bởi nó không chỉ giúp trẻ học ngôn ngữ nhanh hơn mà còn xây dựng vốn từ phong phú, sự tự tin. Trẻ tiếp thu tất cả ngôn ngữ qua đôi tai nên hãy cố gắng dùng từ chuẩn xác, đúng chính tả. Giới thiệu tên của tất cả đồ vật xung quanh là cách hữu ích giúp trẻ mở rộng vốn từ.

Khi trẻ nói sai, nói ngọng phụ huynh không nên bắt lỗi vì có thể khiến chúng mất tự tin, e ngại khi sử dụng ngôn ngữ. Khi trẻ nói sai, hãy nhắc lại từ đấy tự nhiên trong câu trả lời của bạn để trẻ nghe thấy và tự điều chỉnh. Ví dụ, khi trẻ nói: "Mẹ ơi cho con lước", bạn hãy nói lại rằng: "ừ mẹ lấy NƯỚC cho con đây". Ngoài ra, hãy thống nhất với mọi người trong gia đình để sử dụng từ ngữ nhất quán. Điều này giúp trẻ dễ dàng kết nối khi học ngôn ngữ.

6. Khuyến khích học tập bằng cách trải nghiệm

Trước khi trẻ vào mẫu giáo, học tập được thực hiện thông qua các giác quan, tức là trẻ học bằng cách trải nghiệm. Bởi vậy, bạn hãy tạo ra những tình huống, môi trường để con học chủ động. Ví dụ, đưa trẻ đi sở thú để học về các loài vật, cây cỏ. Nếu chỉ mua sách có hình động vật về đọc, trẻ sẽ ghi nhớ vào tâm trí nhưng không thực sự hiểu biết về các loài động vật đó. Sự hiểu biết sâu sắc về thế giới xung quanh cũng như thực hành với ngôn ngữ và toán học sẽ cung cấp nền tảng tốt cho việc học chữ và số ở trường mầm non.

7. Tạo thói quen sinh hoạt cho trẻ ở nhà như khi đi học

Bạn hãy lập thời gian biểu gồm các giấc ngủ ngắn, giờ ăn, giờ chơi giống như khi ở trường mầm non mà con theo học. Trẻ em có khả năng thích nghi nhanh chóng nên khi đã luyện tập ở nhà nhiều lần, chúng sẽ sớm quen với môi trường mẫu giáo. Bạn nên dành ra một vài tuần trước khi trẻ đi học mẫu giáo để rèn luyện thói quen này.
 

Nguồn tin: Nguồn https://vnexpress.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Mẫu giáo:
- Bữa trưa: Cơm trắng. Thịt bò xào khoai tây, cà rốt. Canh bí xanh nấu thịt. Tráng miệng: Dưa hấu
- Bữa chiều: Bún khô nấu thịt vịt
- Bữa phụ: Sữa Mega Gold
Nhà trẻ:
- Bữa trưa: Cơm trắng. Thịt bò xào khoai tây, cà rốt. Canh bí xanh nấu thịt. Tráng miệng: Dưa hấu
- Bữa chiều: Bún khô nấu thịt vịt
- Bữa phụ: Sữa Mega Gold
  • 21 1
    21 1
  • 22 1
    22 1
  • 23 1
    23 1
  • 24 1
    24 1
  • 25 1
    25 1

Ảnh mới

kids

ban

Điện thoại

  • Mầm Non Đồng Mai
    02433.533.909

Thăm dò dư luận

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê

  • Đang truy cập10
  • Hôm nay8,875
  • Tháng hiện tại116,890
  • Tổng lượt truy cập28,774,948
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây