Cách sơ cứu đúng các tai nạn bỏng thường gặp ở trẻ em

Thứ sáu - 08/07/2022 08:16
Tai nạn bỏng thường gặp trong đời sống sinh hoạt, lao động, có thể gặp cả ở người lớn và trẻ em, có xu hướng ngày càng gia tăng; gây ảnh hưởng tổn hại tới sức khỏe trước mắt, hậu quả lâu dài, đặc biệt ở trẻ em.
Cách sơ cứu đúng các tai nạn bỏng thường gặp ở trẻ em
 
Bỏng là tai nạn thường gặp trong đời sống sinh hoạt và lao động. Nguồn: Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.
Khoa Chấn thương II – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ hàng ngày tiếp nhận nhiều ca bỏng với nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, việc sơ cứu ban đầu của người bệnh, gia đình người bệnh còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc điều trị và chăm sóc người bệnh.
Việc xử trí đúng cách ngay sau khi bỏng làm giảm diện tích, độ sâu bỏng, làm diễn tiến bệnh nhẹ hơn, giảm tỷ lệ tử vong, hạn chế di chứng. Vì vậy, ngoài việc nâng cao ý thức phòng tránh xảy ra bỏng, mỗi người dân cần trang bị những kiến thức xử trí ban đầu bệnh nhân bỏng để giúp điều trị hiệu quả, hạn chế những hậu quả khi xử lý sai cách.
Dưới đây là chia sẻ của ĐD Phan Thị Kiều Oanh – Khoa Chấn thương II, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ về cách sơ cứu đúng cách khi gặp tai nạn bỏng.
Sơ cứu tại chỗ với bỏng nhiệt
Bước 1: Nhanh chóng đưa người bệnh ra khỏi nơi hỏa hoạn, dập tắt lửa trên người, cởi bỏ quần áo bị cháy hoặc cho đẫm nước sôi… Đồng thời tiến hành cấp cứu toàn thân cho người bệnh
Bước 2: Ngâm rửa chỗ bỏng bằng nước mát càng sớm càng tốt, tốt nhất trong 30 phút từ sau khi bị bỏng. Việc ngâm rửa ít có tác dụng sau khoảng thời gian trên
Yêu cầu nước để ngâm rửa là nước sạch: nước đun sôi để nguội, nước máy, nước mưa, nước giếng khoan… nhiệt độ tiêu chuẩn là từ 16-20 độ C (không dùng nước đá hoặc nước ấm quá). Tuy nhiên vì là cấp cứu nên cần tận dụng nguồn nước sẵn có ngay tại nơi bị nạn.
Có thể ngâm rửa vùng bị bỏng dưới vòi nước chảy hoặc ngâm trong chậu nước mát hoặc đắp thay đổi khăn ướt dội rửa liên tục nước sạch lên vùng bỏng với thời gian từ 15 – 30 – 45 phút (thường tới khi hết đau rát), không làm trợt vỡ vòm nốt phỏng, giữ ấm phần cơ thể không bị bỏng.
Bước 3: Che phủ tạm thời vùng bỏng
Che phủ vùng bỏng bằng vật liệu sạch: Gạc y tế, khăn tay, khăn mặt, vải màn… sạch để quấn phủ lên, sau đó băng ép nhẹ bằng băng sạch. Vùng mặt và sinh dục chỉ cần phủ một lớp gạc. Tránh băng quá chặt vùng bỏng.
Bước 4: Bù nước, điện giải sau bỏng
Cho người bệnh uống nước Oresol, có thể cho uống nước chè đường ấm, nước cháo loãng, nước hoa quả.
Bước 5: Nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc chuyên môn
Sơ cứu bỏng điện
Những lưu ý quan trọng khi cấp cứu bỏng điện:
Nhanh chóng cắt hoặc đẩy người bệnh khỏi tiếp xúc với nguồn điện.
Không được chạm vào người người bệnh bằng tay không đến khi cắt được nguồn điện.
Khi người bệnh ngừng thở, ngừng tim: Cấp cứu người bệnh ngay lập tức tại nơi xảy ra tai nạn, bằng cách ép tim ngoài lồng ngực kết hợp hô hấp nhân tạo.
Khi nạn nhân có mạch đập, thở trở lại mới tiến hành xử trí vết bỏng. Có thể dùng gạc, khăn mặt, khăn tay, vải màn… sạch để che phủ vết bỏng.
Đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất theo dõi đến khi ổn định mới xử lý vết thương bỏng.
Sơ cứu bỏng hóa chất
Trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày có thể gặp bỏng do hóa chất base như xút (NaOH), đặc biệt hay gặp bỏng do vôi tôi nóng hoặc các chất acid như acid sulfuric.
Sơ cứu tương tự như bỏng nhiệt tuy nhiên sau khi đã ngâm rửa vết bỏng bằng nước sạch cần thêm việc trung hòa tác nhân gây bỏng bằng acid nhẹ đối với bỏng kiềm và bằng kiềm nhẹ đối với bỏng acid. Cụ thể:
Với bỏng do kiềm, vôi tôi: Có thể dùng nước vắt chanh, dấm ăn, nên dùng các dung dịch đường (Glucose, đường ăn, đường mía…) do dễ kiếm và dùng được với khối lượng lớn.
Với bỏng do acid: Dùng nước xà phòng hoặc Natri bicarbonate 2-3% hoặc nước vôi trong để rửa.
Nếu bỏng vùng mắt nên rửa bằng nước sạch 20 phút sau đó đưa đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.
Những việc không nên làm khi thực hiện sơ cứu bỏng
Không dùng nước đá lạnh khiến thân nhiệt bị giảm dẫn đến tình trạng mạch máu bị co lại khiến vết bỏng nghiêm trọng hơn.
Bôi những loại truyền miệng như nước mắm, củ chuối… Đây là những điều phản khoa học và không nên thực hiện theo, chúng chỉ khiến vết bỏng nghiêm trọng hơn.
Bôi kem đánh răng lên chỗ bỏng là quan niệm sai lầm, trong kem đánh răng có chứa một lượng ít base, khi thoa lên vết bỏng sẽ khiến bệnh nhân đau đớn hơn.
Không làm vỡ các nốt phỏng để tránh bị nhiễm trùng.
 
Bỏng là tai nạn thường gặp trong đời sống sinh hoạt và lao động. Nguồn: Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.
Khoa Chấn thương II – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ hàng ngày tiếp nhận nhiều ca bỏng với nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, việc sơ cứu ban đầu của người bệnh, gia đình người bệnh còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc điều trị và chăm sóc người bệnh.
Việc xử trí đúng cách ngay sau khi bỏng làm giảm diện tích, độ sâu bỏng, làm diễn tiến bệnh nhẹ hơn, giảm tỷ lệ tử vong, hạn chế di chứng. Vì vậy, ngoài việc nâng cao ý thức phòng tránh xảy ra bỏng, mỗi người dân cần trang bị những kiến thức xử trí ban đầu bệnh nhân bỏng để giúp điều trị hiệu quả, hạn chế những hậu quả khi xử lý sai cách.
Dưới đây là chia sẻ của ĐD Phan Thị Kiều Oanh – Khoa Chấn thương II, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ về cách sơ cứu đúng cách khi gặp tai nạn bỏng.
Sơ cứu tại chỗ với bỏng nhiệt
Bước 1: Nhanh chóng đưa người bệnh ra khỏi nơi hỏa hoạn, dập tắt lửa trên người, cởi bỏ quần áo bị cháy hoặc cho đẫm nước sôi… Đồng thời tiến hành cấp cứu toàn thân cho người bệnh
Bước 2: Ngâm rửa chỗ bỏng bằng nước mát càng sớm càng tốt, tốt nhất trong 30 phút từ sau khi bị bỏng. Việc ngâm rửa ít có tác dụng sau khoảng thời gian trên
Yêu cầu nước để ngâm rửa là nước sạch: nước đun sôi để nguội, nước máy, nước mưa, nước giếng khoan… nhiệt độ tiêu chuẩn là từ 16-20 độ C (không dùng nước đá hoặc nước ấm quá). Tuy nhiên vì là cấp cứu nên cần tận dụng nguồn nước sẵn có ngay tại nơi bị nạn.
Có thể ngâm rửa vùng bị bỏng dưới vòi nước chảy hoặc ngâm trong chậu nước mát hoặc đắp thay đổi khăn ướt dội rửa liên tục nước sạch lên vùng bỏng với thời gian từ 15 – 30 – 45 phút (thường tới khi hết đau rát), không làm trợt vỡ vòm nốt phỏng, giữ ấm phần cơ thể không bị bỏng.
Bước 3: Che phủ tạm thời vùng bỏng
Che phủ vùng bỏng bằng vật liệu sạch: Gạc y tế, khăn tay, khăn mặt, vải màn… sạch để quấn phủ lên, sau đó băng ép nhẹ bằng băng sạch. Vùng mặt và sinh dục chỉ cần phủ một lớp gạc. Tránh băng quá chặt vùng bỏng.
Bước 4: Bù nước, điện giải sau bỏng
Cho người bệnh uống nước Oresol, có thể cho uống nước chè đường ấm, nước cháo loãng, nước hoa quả.
Bước 5: Nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc chuyên môn
Sơ cứu bỏng điện
Những lưu ý quan trọng khi cấp cứu bỏng điện:
Nhanh chóng cắt hoặc đẩy người bệnh khỏi tiếp xúc với nguồn điện.
Không được chạm vào người người bệnh bằng tay không đến khi cắt được nguồn điện.
Khi người bệnh ngừng thở, ngừng tim: Cấp cứu người bệnh ngay lập tức tại nơi xảy ra tai nạn, bằng cách ép tim ngoài lồng ngực kết hợp hô hấp nhân tạo.
Khi nạn nhân có mạch đập, thở trở lại mới tiến hành xử trí vết bỏng. Có thể dùng gạc, khăn mặt, khăn tay, vải màn… sạch để che phủ vết bỏng.
Đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất theo dõi đến khi ổn định mới xử lý vết thương bỏng.
Sơ cứu bỏng hóa chất
Trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày có thể gặp bỏng do hóa chất base như xút (NaOH), đặc biệt hay gặp bỏng do vôi tôi nóng hoặc các chất acid như acid sulfuric.
Sơ cứu tương tự như bỏng nhiệt tuy nhiên sau khi đã ngâm rửa vết bỏng bằng nước sạch cần thêm việc trung hòa tác nhân gây bỏng bằng acid nhẹ đối với bỏng kiềm và bằng kiềm nhẹ đối với bỏng acid. Cụ thể:
Với bỏng do kiềm, vôi tôi: Có thể dùng nước vắt chanh, dấm ăn, nên dùng các dung dịch đường (Glucose, đường ăn, đường mía…) do dễ kiếm và dùng được với khối lượng lớn.
Với bỏng do acid: Dùng nước xà phòng hoặc Natri bicarbonate 2-3% hoặc nước vôi trong để rửa.
Nếu bỏng vùng mắt nên rửa bằng nước sạch 20 phút sau đó đưa đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.
Những việc không nên làm khi thực hiện sơ cứu bỏng
Không dùng nước đá lạnh khiến thân nhiệt bị giảm dẫn đến tình trạng mạch máu bị co lại khiến vết bỏng nghiêm trọng hơn.
Bôi những loại truyền miệng như nước mắm, củ chuối… Đây là những điều phản khoa học và không nên thực hiện theo, chúng chỉ khiến vết bỏng nghiêm trọng hơn.
Bôi kem đánh răng lên chỗ bỏng là quan niệm sai lầm, trong kem đánh răng có chứa một lượng ít base, khi thoa lên vết bỏng sẽ khiến bệnh nhân đau đớn hơn.
Không làm vỡ các nốt phỏng để tránh bị nhiễm trùng.
 

Tác giả: Mầm non Đồng Mai

Nguồn tin: Nguồn: https://giaoducthoidai.vn/cach-so-cuu-dung-cac-tai-nan-bong-thuong-gap-o-tre-em-post518356.html

Tổng số điểm của bài viết là: 81 trong 17 đánh giá

Xếp hạng: 4.8 - 17 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Mẫu giáo:
- Bữa trưa: Cơm trắng. Thịt bằm xào quả thơm. Canh bí xanh nấu thịt. Tráng miệng: Sữa chua
- Bữa chiều: Cháo thịt bò
- Bữa phụ: Sữa Mega Gold
Nhà trẻ:
- Bữa trưa: Cơm trắng. Thịt bằm xào quả thơm. Canh bí xanh nấu thịt. Tráng miệng: Sữa chua
- Bữa chiều: Cháo thịt bò
- Bữa phụ: Sữa Mega Gold
  • 21 1
    21 1
  • 22 1
    22 1
  • 23 1
    23 1
  • 24 1
    24 1
  • 25 1
    25 1

Ảnh mới

kids

ban

Điện thoại

  • Mầm Non Đồng Mai
    02433.533.909

Thăm dò dư luận

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê

  • Đang truy cập8
  • Hôm nay5,610
  • Tháng hiện tại64,725
  • Tổng lượt truy cập29,000,337
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây