Can thiệp sớm là gì?
Mầm non Đồng Mai
2022-06-10T09:34:33+07:00
2022-06-10T09:34:33+07:00
https://mndongmai.edu.vn/Goc-phu-huynh/can-thiep-som-la-gi-84.html
/themes/edu07/images/no_image.gif
Mầm non Đồng Mai
https://mndongmai.edu.vn/uploads/mndongmai/logomamnon.png
Thứ sáu - 10/06/2022 09:33
Can thiệp sớm là gì?
Can thiệp sớm nhằm giúp cho đứa trẻ phát triển trong các lĩnh vực:
Khả năng di chuyển, vận động, nhìn và nghe. (Thể chất)
Khả năng nhận thức và tiếp thu (tri thức)
Khả năng hiểu lời, nói ra và diễn tả (Ngôn ngữ)
Khả năng tiếp xúc và chấp nhận người khác (Quan hệ)
Khả năng tự phục vụ (ăn, uống, tắm) và tự giúp mình (Thích ứng)
Can thiệp sớm là đối kháng lại với sự chờ đợi thụ động, bằng những hoạt động từng bước một, xây dựng đường đi, định hướng phát triển cho trẻ. Đây là những tác động giúp cho sự tiến bộ mỗi ngày thêm một chút, là sự đấu tranh một cách khoa học, có phương pháp để đẩy lùi giới hạn của những khó khăn mà trẻ đang gặp phải. Nói cách khác, đó chính là sự tham gia tích cực và có kế hoạch của bạn dành cho con mình.
Chúng ta nên biết rằng Can thiệp sớm giúp cho các cháu bé từ 2 – 4 tuổi có được những tiến bộ tại gia đình, nhưng ngay cả những trẻ lớn tuổi hơn cũng vẫn có được những tiến bộ đáng kể nếu bố mẹ áp dụng một cách tích cực và đầy đủ mọi kế hoạch phát triển.
Phụ huynh có vai trò như thế nào trong chương trình Can thiệp sớm:
Bạn nên biết rằng, mặc dù xây dựng chương trình là sự tổ chức và hướng dẫn của các chuyên viên và giáo viên, nhưng vai trò của phụ huynh là trên hết. Sự can thiệp có được kết quả tích cực hay không là do sự tham gia của gia đình.
Cần phải biết rằng, theo những thống kê chính thức (của nước ngoài) một đứa trẻ được chăm sóc tại một cơ sở tập trung tiến bộ chậm hơn một đứa trẻ được chăm sóc tại môi trường trong gia đình. Nhưng sự chăm sóc ấy phải được vận dụng một cách thường xuyên, liên tục theo một kế hoạch đã định trước, và đứa trẻ phải được đối xử như một trẻ bình thường từ việc khen thưởng tới những biện pháp kỷ luật.
Với một trẻ có những khó khăn về giao tiếp và ngôn ngữ thì việc tác động cần giúp cho trẻ phát triển nhiều khả năng về thị giác, thính giác, và cả xúc giác để giúp cho trẻ có những nhận thức đa đạng hơn về môi trường xung quanh
Trong giai đoạn đầu, chúng ta chưa đặt mục tiêu về ngôn ngữ, vì chỉ khi nào trẻ có được sự thoải mái và chấp nhận những sự tiếp xúc chng quanh cũng như có được một số “vốn liếng” về âm ngữ thì lúc đó, trẻ sẽ có nhu cầu để giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Phụ huynh có thể làm gì cho con mình?
Một trong những lo lắng của gia đình là tình trạng Chậm nói cũng như những khả năng kém cỏi của trẻ so với trẻ cùng lứa tuổi, và mọi nỗ lực của bố mẹ chỉ là cố gắng tập cho bé biết nói bằng những yêu cầu đại loại như:
– Nói ba đi con, nói mẹ đi mẹ cho kẹo …hay nói theo mẹ này: Cho con bánh…nghĩa là phụ huynh đã tập cho trẻ theo kiểu học vẹt: Nói lặp lại mà trẻ không hiểu hay chưa hiểu từ đó là gì (Cũng có thể trẻ nhắc lại đúng từ Ba, má, ông, bà … nhưng khi bắt đầu tập nhắc lại các từ khác như ăn bánh, uống nước, đi chơi thì bắt đầu găp khó khăn)
Phụ huynh tập trung vào việc tập cho trẻ nói là điều không sai, nhưng đó là điềukhó nhất và sẽ mất thời gian nhất nếu như trẻ không có những khả năng hỗ trợ và nhu cầu giao tiếp! Vì thế phụ huynh cần phải giúp trẻ phát triển bằng cách tập luyện và kích thích sự phát triển của nhiều giác quan khác để trẻ có đủ điều kiện và nhu cầu muốn nói!
Nguồn tamlytreem